Độ phân giải màn hình là gì?
Độ phân giải màn hình là gì?
Khi chọn mua laptop hay điện thoại di động, bạn sẽ được nghe nhiều về độ phân giải màn hình HD, Full HD, 2K liên quan đến độ rõ nét của hình ảnh.
Độ phân giải màn hình càng cao thì hình ảnh càng rõ và chi tiết. Vì vậy, độ phân giải màn hình luôn là yếu tố quan trọng được cả nhà sản xuất và người dùng quan tâm.
Độ phân giải màn hình là gì?
Độ phân giải màn hình là chỉ số cho biết số lượng các điểm ảnh (pixel) trên màn hình, được thể hiện bằng phép nhân giữa số điểm ảnh của hàng và cột tương ứng.
Độ phân giải màn hình được biểu thị bằng hai con số, thể hiện số điểm ảnh trên chiều rộng và chiều cao của màn hình. Ví dụ, nếu màn hình có độ phân giải 1920×1080 pixels, tức là nó có 1920 điểm ảnh trên chiều rộng và 1080 điểm ảnh trên chiều cao.
Khi độ phân giải cao, tức là có nhiều điểm ảnh hơn trên màn hình, hình ảnh hiển thị sẽ chi tiết và sắc nét hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi xem nội dung đa phương tiện như video hoặc chơi game, vì các chi tiết nhỏ trong hình ảnh sẽ được hiển thị một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Nếu so sánh hai màn hình điện thoại cùng kích thước có độ phân giải lần lượt là 1280×720 pixels (HD) và 1920×1080 pixels (Full HD) thì màn hình Full HD sẽ có nhiều điểm ảnh hơn, do đó hình ảnh trên hiển thị trên màn hình này sẽ rõ ràng và chi tiết hơn so với màn hình HD.
Độ phân giải cao có ý nghĩa gì?
Độ phân giải cao tức là có nhiều pixel hơn thì sẽ hiển thị nhiều hơn. Cho nên, bạn không cần phải di chuyển nhiều.
Mặt khác, khi màn hình có nhiều pixel hơn thì hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Ngược lại, khi độ phẩn giải cao đồng nghĩa với việc các thành phần trên màn hình như biểu tượng hay văn bản nhìn sẽ nhỏ hơn những màn hình có độ phân giải thấp hơn.
Độ phân giải màn hình ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiển thị của thiết bị. Trong cùng một diện tích màn hình, độ phân giải càng cao thì hình ảnh hiển thị càng rõ nét và chân thực.
———————————–