Cách xem và kiểm tra bus RAM máy tính
Cách xem và kiểm tra bus RAM máy tính của bạn
Bus RAM là một thông số quan trọng của RAM máy tính, để hiểu Bus RAM là gì và cách kiểm tra Bus RAM trên PC, Laptop chúng ta có thể tham khảo bài viết sau.
Có thể các bạn đã biết RAM là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của máy tính, không có RAM thì máy tính không thể hoạt động. Về cơ bản thì đây là một một nhớ chứa các dữ liệu, các lệnh tạm thời cũng như kết quả sau khi xử lý.
Bus RAM là gì?
Bus của RAM hay còn gọi bus RAM là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, bus RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Giới chuyên môn đo đạc khả năng đọc dữ liệu của RAM mỗi giây dựa trên công thức là Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width)/8.
Các thông số cụ thể là:
- Bandwidth: Còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn hoặc không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
- Bus Speed: Chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xữ lý trong một giây.
- Bus width: Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có Bus Width cố định là 64.
Cho nên, Bus RAM mà chúng ta vẫn hay sử dụng, thông số này còn gọi là Bus Speed, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây. Ví dụ Bus RAM là 1600MHz, tức là 1.600.000.000Hz.
Cách xem Bus RAM trên máy tính
Cách 1: Sử dụng Task Manager
Có nhiều cách xem Bus RAM, trong đó đơn giản nhất là sử dụng chính trình quản lý tác vụ Task Manager. Có thể mở Task Manager bằng nhiều cách, đơn giản nhất là sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc.
Sau đó, chuyển sang Performance, chọn Memory để xem thông số Bus RAM tại phần Speed.
Tuy nhiên cách này có thể không phải lúc nào cũng chính xác. Ví dụ máy tính của bạn có hai thanh RAM khác Bus, thì thông số máy tính hiện là thông số của thanh RAM Bus thấp hơn.
Cách 2: Sử dụng phần mềm xem và kiểm tra bus RAM
Để xem chính xác hơn các bạn nên sử dụng CPU-Z, các bạn có thể tải về tại đây.
Sau khi tải xuống và cài đặt, hãy mở CPU-Z và vào tab Memory và SPD để xem thông tin cơ bản về RAM. Còn với bus RAM thì đó là tần số DRAM x 2, sở dĩ bạn cần nhân 2 là vì loại RAM phổ biến nhất hiện nay là DDR (Random Access Memory). CPU-Z hiển thị cho bạn thông tin cụ thể về từng thanh RAM, từ tên RAM, nhà sản xuất cho đến tốc độ RAM.
Hãy theo dõi trang fan page của METECH theo link bên dưới để được cập nhật tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nhé!
———————————-