Việc nâng cấp CPU có làm PC hoạt động tốt hơn không?
Thông thường, khi máy tính không đủ nhanh, người dùng nghĩ đến việc thay đổi một hoặc hai linh kiện sẽ khắc phục được sự cố, tuy nhiên điều này có thật sự tốt? Có một sự thật là các thành phần PC của bạn cần bổ sung cho nhau để hoạt động và thực hiện các tác vụ cùng nhau. Điều này là do nếu các thành phần PC không có cùng mức công suất thì hệ thống của bạn sẽ bị tắc nghẽn.
Nghẽn cổ chai là một trong những vấn đề bị bỏ qua nhiều nhất đối với máy tính và bất kỳ thành phần nào trong PC hoạt động yếu đều có thể gây ra sự cố này. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn có một máy tính có phần cứng tương đối mới thì việc nâng cấp CPU cũ lên CPU mới có thể cải thiện đáng kể hiệu suất PC. Nhưng nếu hệ thống máy tính đã lỗi thời thì việc chỉ nâng cấp CPU có thể gây ra nhiều vấn đề hơn.
Tắc nghẽn là gì?
Nút cổ chai xảy ra khi một thành phần trong PC của bạn chậm hơn các thành phần khác. Có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong PC, nhưng một số tắc nghẽn nghiêm trọng hơn có thể kể đến chẳng hạn như nếu GPU và CPU của bạn không khớp. Mặc dù nâng cấp PC thường là một điều tốt nhưng bạn cần đảm bảo rằng các thành phần khác có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của CPU mới.
Vì vậy, nếu bạn chỉ nâng cấp CPU của mình mà không quan tâm đến các linh kiện khác thì có thể thấy rằng hiệu suất tổng thể sẽ không cải thiện nhiều. Nếu bạn có CPU cũ nhưng các thành phần còn lại đều mới hơn thì bạn nên nâng cấp CPU vì hệ thống có khả năng xử lý hiệu suất tăng lên.
Đồng thời việc nâng cấp CPU cũng song hành với việc cần nâng cấp bo mạch chủ vì chúng được thiết kế cho các thế hệ CPU cụ thể. Bạn cũng có thể cần phiên bản RAM mới hơn (chẳng hạn như nâng cấp từ DDR4 lên DDR5) hoặc thậm chí cả ổ cứng/SSD của bạn lên ổ NVME để tất cả các thiết bị có thể giao tiếp ở cùng tốc độ.
Tên và thế hệ CPU
Chẳng hạn như CPU Intel sử dụng Core i3, i5, i7 và i9. Tuy nhiên, điều này khiến người dùng hiểu lầm rằng số model trên chip càng cao thì CPU càng tốt. Điều này không đúng về mặt kỹ thuật vì nếu bạn sử dụng chip i5 cũ hơn, nó có thể chậm hơn chip i3 mới hơn. Điều quan trọng bạn cần chú ý là CPU thuộc thế hệ và loại chip nào. Bạn có thể biết CPU của mình thuộc thế hệ nào bằng cách nhìn vào hai số đầu tiên sau tên model. Ví dụ Core i5-12600KF là CPU thế hệ thứ 12, nhưng Core i7- 9700T là CPU thế hệ thứ 9.
Chữ cái ở cuối tên chip sẽ cho bạn biết CPU có loại chip nào. CPU Intel mới hơn và mạnh hơn sử dụng K, F hoặc KF. Những chữ cái này cho bạn biết CPU có thể được ép xung (K), CPU có đồ họa chuyên dụng (F) hay có cả hai (KF). Những chữ cái này sẽ khác nhau trên CPU AMD. Tất cả các bộ xử lý AMD đều được mở khóa và (X) biểu thị một con chip mạnh hơn. Chip có (G) là APU có đồ họa tích hợp tiên tiến.
Nâng cấp CPU có thể cực kỳ có lợi cho PC của bạn, nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu bạn không nâng cấp các thành phần khác cùng với nó. Ví dụ việc nâng cấp lên CPU thế hệ mới nhất từ CPU thế hệ thứ 8 hoặc thứ 9 lên thế hệ thứ 12 sẽ cần một bo mạch chủ mới vì các chip có kích cỡ khác nhau. Ngoài ra, CPU và bo mạch chủ mới hơn có thể không hỗ trợ phần cứng cũ hơn mà bạn đã sử dụng cho CPU trước đó.
Trên đây là một số thông tin cần thiết liên quan đến việc nâng cấp CPU mà người dùng máy tính cần biết. Hy vọng bài viết trên từ Metech PC Tam Kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn nếu có quyết định nâng cấp PC của mình!
Đừng quên nhấn theo dõi trang fanpage của METECH theo link bên dưới để cập nhật nhanh chóng các tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nhé!
———————————-